Sự khác nhau giữa bài giảng trực tuyến M-Learning và E-Learning

Thứ ba - 21/02/2023 03:50
Sự phát triển công nghệ 4.0 tạo ảnh hưởng tích cực rất lớn đến mọi lĩnh vực. Đặc biệt trong đó có giáo dục. Hiện nay giáo dục đang trong giai đoạn trở mình đầy biến động.
Sự khác nhau giữa bài giảng trực tuyến M-Learning và E-Learning
Có rất nhiều hình thức giáo dục khác nhau tận dụng công nghệ internet như M-Learning, E-learning, B-learning,…Nhưng nổi bật và hiệu quả nhất vẫn là hai hình thức đào tạo M-learning và E-learning. Mời bạn cùng Websitehoctructuyen tìm hiểu E-learning là gì ? M-learning là gì và sự khác nhau giữa bài giảng của hai hình thức này nhé.

E-learning là gì ?
Học trực tuyến hay đào tạo trực tuyến được hiểu chính là E-learning. E trong E-learning chính là electronic nghĩa là công nghệ điện tử. E-learning chú trọng vào hình thức đào tạo trực tuyến thông qua các thiết bị điện tử, phần mềm kết nối với internet để có thể giảng dạy nội dung học tập.



Ngày nay E-learning hiện đang rất phổ biến và ưa chuộng cho học sinh sinh viên và cả cho giảng viên. E-learning tiết kiệm thời gian và chi phí giảng dạy rất nhiều mà còn rất tiện lợi về không gian cũng như thời gian hiệu quả. Học viên và cả giảng viên có thể chủ động sắp xếp trong việc dạy và học.

Ngoài ra các trường từ tiểu học cho đến phổ thông hay đại học đều đang áp dụng hình thức giảng dạy này. Và chưa dừng ở đó các trung tâm, website chuyên về E-learning cũng hiện có rất nhiều. Đủ để thấy được rằng E-learning hiện đang có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với giáo dục.

M-learning là gì ?
Nếu E-learning bao trùm tất cả các loại thiết bị điện tử thì M-learning đi chi tiết vào trọng tâm hơn. M trong M-learning chính là Mobile. Chính vì thế M-learning quy hoạch chủ đạo các bài giảng cũng như hướng đi chủ yếu hướng tới đối tượng sử dụng di động thông minh.

Hiện nay nhà nhà sử dụng smartphone người người sử dụng di động thông minh. Từ nhà cho tới trường, bất cứ nơi đâu chỉ cần có điện thoại di động thông minh. M-learning có thể áp dụng vào giảng dạy ngay tức khắc.



Nhìn mặt bằng chung E-learning là vĩ mô còn M-learning đi vào vi mô. Chính vì vậy giữa E-learning và M-learning có những điểm tương đồng. Tuy nhiên chúng chắc chắn sẽ có sự khác biệt trong khâu bài giảng, sự chuẩn bị cũng như cách thức triển khai.

Sự khác nhau giữa bài giảng trực tuyến M Learning và E Learning
Ngoài những điểm chung tổng thể mà M-Learning và E-learning đã có thì cơ bản điểm khác nhau giữa bài giảng M-Learning và E-learning nằm ở những điểm sau:

Về thiết kế giao diện
Đây là điểm khác biệt đầu tiên mà chúng ta dễ thấy nhất giữa hai trường phái M-learning và E-learning. Giao diện thiết kế của E-learning rộng hơn rất nhiều so với M-learning.

Dễ hình dung bởi vì E-learning tập trung ở nhiều nền tảng thiết bị điện tử như laptop, máy vi tính, máy tính bảng và cả trên điện thoại di động thông minh. Còn M-learning chung quy tập trung chủ yếu vào thiết kế giao diện trên nền tảng di động thông minh.

Về điểm này thì cả E-learning và M-learning đều có ưu điểm nổi trội riêng biệt. Về M-learning giao diện trên smartphone sẽ cực kỳ thân thiện, từ nền tảng web sẽ được responsive chuẩn hơn và ở app mobile sẽ được thiết kế dễ sử dụng, truy cập mượt mà trên mọi loại điện thoại di động. Tuy nhiên sẽ hạn chế khi sử dụng ở các thiết bị khác và độ phân giải tương đối nhỏ vì đã chỉnh sửa phù hợp với giao diện di động nhỏ gọn.

Về phía E-learning sẽ tối ưu hóa được trên mọi nền tảng thiết bị kể cả di động thông minh. Tuy nhiên vì phải tối ưu nhiều trên mọi nền tảng, vì thế E-learning đôi lúc sẽ gây lỗi hoặc không tối ưu hóa trên một số thiết bị và chậm tốc độ truy cập.



Về hiệu quả bài giảng mang lại
Với E-learning đang hướng tới phần lớn học viên dành thời gian để đào tạo chuyên sâu. Không chỉ là bài giảng mà hệ thống E-learning sẽ tích hợp nhiều phương pháp trực tuyến khác nhau như xem video, làm bài tập, nghe nhạc thậm chí là chơi game cho học viên,…

Đối với M-learning thì chú trọng vào tốc độ truy cập và khả năng phân phối bài giảng. Nghĩa là các bài giảng của M-learning sẽ thường là video, clip chú trọng nội dung mà học viên có thể cầm điện thoại và học ở bất cứ đâu thậm chí là trên xe buýt.

Chung quy thì đây chính là điểm khác biệt lớn nhất giữa bài giảng E-learning và M-learning. Tùy theo mục đích học tập mà học viên hay giảng viên sẽ chọn phương pháp phù hợp.

Về thời lượng bài giảng
Điểm khác biệt cuối cùng này không quá lớn giữa E-learning và cả M-learning. Vì đặc thù học trực tuyến chú trọng vào tính hiệu quả và tiết kiệm thời gian. Chính vì thế thời lượng của E-learning có thể kéo dài trong một bài giảng nhiều nhất là sáu mươi phút và ít nhất là ba mươi phút.



Còn đối với M-learning chú trọng vào các bài giảng ngắn gọn súc tích từ ba đến mười lăm phút làm chủ đạo. Tuy nhiên thời lượng bài giảng M-learning vẫn có thể nhiều hơn tùy vào thiết kế của giảng viên cho phù hợp với nội dung học.

Chính yếu tố về thời gian sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cũng như nội dung bài giảng. Vì thế giảng viên cần phải chú ý điều này để điều chỉnh sao cho hợp lý. Còn nếu không chắc, tiếp theo sau bài viết sẽ thông tin đến bạn cách thiết kế bài giảng cho M-learning và E-learning.

Cách thiết kế bài giảng M-learning và E-learning
Để có thể xây dựng bài giảng hiệu quả, bạn phải xác định được con đường mà bạn vẽ ra cho học viên và nắm vững các kiến thức sư phạm cho dạy trực tuyến.

Thiết kế bài giảng M-learning
Đầu tiên và tiên quyết của thiết kế bài giảng M-learning là phải chú trọng vào video và hình ảnh vì đặc thù sử dụng điện thoại để học. Vì thế bạn phải bỏ thời gian làm video cho thật chất lượng.

Thứ hai để có một video chất lượng thì nội dung video phải thật hiệu quả. Như đã đề cập thời lượng M-learning thường không dài. Chính vì thế bài giảng video phải ngắn gọn súc tích và cô đọng được những gì tinh túy nhất.

Cuối cùng là đưa các kỹ năng sư phạm trực tuyến vào thiết kế bài giảng như ôn tập, làm bài tập,… ngoài ra còn có đánh giá và phản hồi để có thể tăng tương tác với học viên từ đó thiết kế bài giảng M-learning ngày càng chất lượng hơn.



Thiết kế bài giảng E-learning
Về E-learning rất sâu rộng về chủ đề bài giảng. Chính vì thế ta nên tập trung và nắm bắt được chủ đề mà mình mong muốn truyền tải đến học viên. Từ đó có thể lên kịch bản nội dung mà mình muốn giảng dạy. Có thể gọi là lộ trình học. Đây là điều mà một bài giảng E-learning trước khi bắt đầu nên có.

Sử dụng phần mềm, các công nghệ cũng cũng như công cụ số hóa hỗ trợ cho bài giảng thêm sinh động, tiện ích. Đại đa số các lớp E-learning bây giờ đều chú trọng vào điểm này. Không gì gây hứng thú hơn khi học bằng tăng trải nghiệm cho học viên thông qua các công nghệ số hóa được áp dụng vào bài giảng. Điều này cũng tiết kiệm thời gian chi phí cho cả giảng viên học viên và trung tâm.

Thứ ba là E-learning như đã nói là hoạt động dạy trực tuyến có yếu tố vi mô. Tùy vào nội dung chủ đề mà trung tâm giảng dạy để tập trung vào xây dựng hệ thống  thư viện tài liệu nhằm đáp ứng nhu cầu của học sinh sinh viên và cả giảng viên. Và tài liệu không phải chỉ là giấy, là nội dung văn bản mà còn là hình ảnh, video,… được thiết kế đẹp đẽ và sinh động tăng hứng thú cho học viên.

Cuối cùng là khâu xem thử dạy thử và kiểm tra chất lượng bài giảng. Nhằm đánh giá khả năng bài giảng có đủ đáp ứng được năng lực học tập của học viên hay không. Từ đó có những thay đổi và chỉnh sửa làm cho bài giảng E-learning có chất lượng tốt nhất.

Bài viết trên đã giúp bạn có cái nhìn rõ nét nhất về hai hình thức đào tạo M-learning và E-learning đang rất phổ biến hiện nay. Hy vọng thông tin mà chúng tôi mang lại là những thông tin có ích.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

TIN TỨC TỪ BỘ GIÁO DỤC
  • Sớm triển khai các thỏa thuận hợp tác Việt Nam - Angola


    Tiếp tục chương trình làm việc tại Angola trong khuôn khổ Kỳ họp thứ VII Ủy ban liên chính phủ Việt Nam - Angola, tối 28/3 (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, với tư cách đại diện Chính phủ Việt Nam, đã đến chào xã giao Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Angola Téte António. Cùng dự có Đại sứ Việt Nam tại Angola Dương Chính Chức, Đại sứ Angola tại Việt Nam Agostinho Fenandes.
  • Kỳ họp lần thứ VII Uỷ ban liên Chính phủ Việt Nam - Angola


    Sáng 28/3 (theo giờ địa phương) tại Thủ đô Luanda, Angola, đã diễn ra Kỳ họp lần thứ VII Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Angola. Đồng Chủ tịch Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Angola là Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Việt Nam Nguyễn Kim Sơn và Bộ trưởng Giáo dục đại học, Khoa học, Công nghệ và Đổi mới Angola Maria do Rosário Bragança chủ trì Kỳ họp.
  • Thúc đẩy hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Ba Lan


    Ngày 28/3, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Nguyễn Văn Phúc cùng đại diện Cục Hợp tác Quốc tế đã có buổi làm việc với Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Ba Lan tại Việt Nam, ngài Aleksander Surdej.
  • Tăng cường quản lý thực hiện chương trình tích hợp, liên kết với nước ngoài


    Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa có văn bản gửi các Sở GDĐT về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về thực hiện chương trình tích hợp, liên kết với nước ngoài trong cơ sở giáo dục.
  • Việt Nam coi trọng hợp tác với Angola


    Tiếp tục chương trình làm việc tại Angola trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 7 Ủy ban liên chính phủ Việt Nam – Angola (từ 26/3-28/3), sáng 27/3 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Luanda (Angola), Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Nguyễn Kim Sơn, với tư cách đại diện Chính phủ Việt Nam, đã đến chào xã giao Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Angola Américo António Cuononoca. Tham dự sự kiện có Đại sứ Việt Nam tại Angola Dương Chính Chức.
THÔNG TIN TỪ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG
  • Khởi động dự án triển khai e-Learning tại Viện Đại học mở Hà Nội

    Nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng Viện Đại học Mở Hà Nội trở thành Trường Đại học hàng đầu về đào tạo Mở và Từ xa, mở rộng hơn nữa cơ hội học tập cho tất cả mọi người nhằm xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời theo định hướng chiến lược của Đảng và Nhà nước. Sáng 15/01 tại Viện Đại học Mở Hà Nội đã diễn ra Lễ khởi động Dự án "ĐẦU TƯ HẠ TẦNG VÀ TRIỂN KHAI ĐÀO TẠO THEO PHƯƠNG THỨC E-LEARNING TẠI VIỆN ĐH MỞ HÀ NỘI" do Viện Đại học Mở Hà Nội làm chủ Dự án, tổ chức Phát triển hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) viện trợ.
  • Hội thảo khoa học “Phổ biến e-Learning trong giáo dục đại học tại Việt Nam”

    Sáng 7/11, tại Tòa nhà Thư viện Tạ Quang Bửu, Trường ĐHBK Hà Nộ đã tổ chức Hội thảo khoa học “Phổ biến e-Learning trong giáo dục đại học tại Việt Nam” trong khuôn khổ Dự án ASEAN Cyber University (ACU Project).
  • Nhiều học bổng giá trị cao dành cho sinh viên Trường ĐH Kinh tế Quốc dân

    Ngày 11/5, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, Tập đoàn Sumitomo tổ chức Bài giảng số 2 năm học 2015-2016 với chủ đề “Hướng tới sự phát triển bền vững – hiện nay chúng ta đang ở đâu?”
  • Trường Đại học Nguyễn Tất Thành ký kết hợp tác với tỉnh Bến Tre

    Sáng 10/6, tại TPHCM Trường Đại học Nguyễn Tất Thành đã tiến hành lễ ký kết thỏa thuận hợp tác với UBND tỉnh Bến Tre về việc phối hợp thực hiện chương trình “Đồng khởi-Khởi nghiệp” và hoạt động nghiên cứu khoa học(NCKH)
f45b3b43036bd4358d7a49.jpg b9696a755f5d8803d14c32.jpg ad85ffbfc49713c94a8640.jpg 4aa5367c0154d60a8f4519.jpg 78ba8a6abd426a1c335318.jpg 7e09c045f76d2033797c27.jpg 0cab7df846d0918ec8c141.jpg 32ffc789f1a126ff7fb08.jpg e3d55f586870bf2ee66110.jpg b9196e07592f8e71d73e25.jpg
VĂN BẢN MỚI

1352 KH-SGDĐT

1352 KH-SGDĐT KẾ HOẠCH Triển khai thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và Cuộc vận động “Người Bình Phước nói lời hay, làm việc tốt” năm 2024

Thời gian đăng: 28/03/2024

lượt xem: 2 | lượt tải:0

1028 /KH-SGDĐT

1028 /KH-SGDĐT KẾ HOẠCH Triển khai thực hiện “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030” năm 2024

Thời gian đăng: 26/03/2024

lượt xem: 5 | lượt tải:4

746/SGDĐT-VP

746/SGDĐT-VP V/v tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính và trách nhiệm thực thi công vụ

Thời gian đăng: 26/03/2024

lượt xem: 9 | lượt tải:5

971/SGDĐT-GDTrH

971/SGDĐT-GDTrH V/v tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024

Thời gian đăng: 22/03/2024

lượt xem: 25 | lượt tải:12

952 /SGDĐT-GDTrH

952 /SGDĐT-GDTrH V/v triển khai thực hiện Quy định về đánh giá, công nhận “Đơn vị học tập” cấp huyện, cấp tỉnh theo Thông tư số 24/2023/TT-BGDĐT ngày 11/12/2023 của Bộ GDĐT

Thời gian đăng: 22/03/2024

lượt xem: 19 | lượt tải:18
TÀI LIỆU MỚI NHẤT
Lượt truy cập
  • Đang truy cập18
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm11
  • Hôm nay1,915
  • Tháng hiện tại61,989
  • Tổng lượt truy cập681,136
Sở giáo dục
BGD
Hệ thống phổ cập
VNEDU
CSDL ngành
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi